Đào tạo vận hành thiết bị nâng

Theo Nghị định số 44/2016 ban hành ngày 15/05/2016, công tác huấn luyện an toàn lao động được chia làm 6 nhóm đối tượng chính. Trong bài viết lần này, AN TOÀN PHÍA NAM sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 cụ thể theo chuyên đề an toàn vận hành thiết bị nâng..

I. Huấn luyện an toàn vận hành thiết bị nâng là gì ?

Thiết bị nâng là loại máy vận chuyển, có tác dụng nâng, hạ, thay đổi vị trí của các đối tượng khác nhau nhờ móc treo, nam châm điện, gầu ngoạm, băng tải… Dựa vào tiêu chí cách thức chuyển động của máy nâng, có thể chia thiết bị nâng hạ thành 2 loại chính: Máy nâng hạ và máy vận chuyển liên tục.
Máy nâng hạ dùng để nâng hạ, di chuyển vị trí của các vật thể, khối rời. Loại thiết bị này thường có trọng lượng lớn và khá cồng kềnh. Ví dụ như cầu trục, cổng trục, môn rat, cẩu tháp, cổng trục container…
Máy vận chuyển liên tục sẽ có tác dụng chủ yếu vận chuyển các vật liệu vụn, rời trong khục vực rộng, ví dụ như cát, đá, xi măng, khoáng sản….
Người làm việc với các loại thiết bị nâng hạ này cần thiết phải có chứng chỉ đã hoàn thành khóa học huấn luyện an toàn vận hành thiết bị nâng và sau mỗi năm sẽ cần đào tạo lại một lần theo đúng quy định của Luật Lao động.

II. Cơ sở pháp lý khóa học huấn luyện an toàn vận hành thiết bị nâng

Căn cứ vào Thông tư số 27/ 2013/ TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và xã hội được ban hành ngày 18/ 10/ 2013 về cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động, IVT3 đã mở các khóa học thiết thực chuyên môn về an toàn vận hành thiết bị nâng, cấp chứng chỉ vận hành thiết bị nâng trên phạm vi toàn quốc.

III. Lý do cần phải tham gia học khóa học huấn luyện an toàn vận hành thiết bị nâng

Thiết bị nâng là những thiết bị không thể thiếu ở các công trường xây dựng, trong sản xuất cơ khí,…. khi độ an toàn được kiểm định là đạt yêu cầu thì mới được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, sử dụng, thiết bị nâng vẫn ẩn chứa các mối nguy hiểm không thể lường trước được như:
  • Những mối nguy do đứt hoặc tuột dây buộc tải, và các loại dây tải cáp, hoặc đôi khi nghiêm trọng hơn là gãy cần, sập cần.
  • Nếu móc hàng quá tải thường sẽ gây ra đổ cần trục.
  • Các bộ phận của thiết bị nâng hạ không được kiểm tra thường xuyên, dễ gây tình trạng như mòn má phanh, mô men phanh quá nhỏ, các mối cáp bị lỏng hoặc đứt dây cáp….
  • Phần quay của cần trục và các chướng ngại vật có thể chèn ép người lao động.
  • Khi thiết bị nâng xâm nhập vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện rất dễ gây ra tình trạng phóng điện gây chết người.
Để sử dụng và làm việc an toàn, người lao động điều khiển thiết bị cũng như những người làm việc liên quan đến thiết bị nâng đều cần phải tham gia huấn luyện an toàn vận hành thiết bị nâng và có chứng chỉ an toàn vận hành thiết bị nâng hạ để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại thiết bị này. Sau khi đào tạo, họ sẽ được cấp bằng hoặc giấy chứng nhận tương ứng với loại thiết bị được đào tạo.

IV. Đối tượng tham gia khóa học huấn luyện an toàn vận hành thiết bị nâng

Nhóm đối tượng cần tham gia khóa học này bao gồm:
  • Người vận hành, sữa chữa, bảo dưỡng các thiết bị nâng
  • Người làm công tác an toàn
  • Người tham gia làm việc với thiết bị nâng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *