Thang máy là thiết bị vận tải chạy theo chiều đứng, di chuyển lên xuống từ thấp lên cao để vận chuyển người, hàng hóa giữa các tầng trong các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, công trình xây dựng,.. Cấu trúc thang máy thường được trang bị động cơ tạo lực kéo dây cáp và hệ thống đối trọng như cần trục, máy bơi chất lỏng thủy lực dể nâng một pittong trụ. Những thiết bị càng hiện đại và liên quan mật thiết đến con người như thang thì người sử dụng và người lắp đặt càng phải nắm rõ các quy tắc an toàn khi vận hành thang máy. Cách hiệu quả và nhanh nhất là tham gia các khóa đào tạo an toàn vận hành thang máy do IVT3 thường xuyên tổ chức.
Hiện nay thang máy được sử dụng khá phổ biến để phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa. Lợi ích mà thang máy mang lại cho con người là rất thiết thực, và quan trọng. Tại các tòa nhà cao tầng, thang máy giúp chúng ta đi lại dễ dàng hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên làm sao để sử dụng thang máy an toàn, hiệu quả mới là vấn đề quan trọng mà không phải ai cũng nắm bắt được. Vì vậy việc huấn luyện an toàn vận hành thang máy là rất cần thiết, giúp mọi người có được những quyết định phù hợp, chính xác nhất khi sử dụng thang máy.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thang máy.
Các cá nhân có liên quan.
Contents
Nội dung khóa học huấn luyện an toàn thang máy:
Khái niệm chung về thang máy
▪️ Vai trò của thang máy trong các tòa nhà, siêu thị
▪️ Các chủng loại thang máy – phạm vi ứng dụng.
▪️ Các thông số cơ bản của thang máy.
Cấu tạo – nguyên lí hoạt động của thang máy
▪️ Cấu tạo và nguyên lí hoạt động chung của thang máy.
▪️ Các thiết bị lắp đặt cố định trong giếng thang
▪️ Ca bin và các thiết bị liên quan
▪️ Hệ thống cân bằng: đối trọng, cáp nâng, xích cáp cân bằng.
▪️ Cụm máy kéo: động cơ điện, phanh điện từ, hộp giảm tốc, puli dẫn cáp.
▪️ Giếng thang.
▪️ Các thiết bị an toàn thang máy.
▪️ Nguyên lí điện thang máy.
Vận hành an toàn thang máy
▪️ Vận hành an toàn và cứu hộ thang máy: quy trình vận hành an toàn, trình tự cứu hộ, bảo dưỡng kiểm tra kĩ thuật thang máy.
▪️ Các sự cố điển hình và biện pháp khắc phục
Quản lí thang máy
▪️ Quản lí nhà nước về thang máy: các văn bản hiện hành của nhà nước về quản lí thang máy; các quy chuẩn, quy phạm về thang máy.
▪️ Quản lí thang máy tại cơ sở: hồ sơ kĩ thuật, hồ sơ quản lí; kiểm tra kĩ thuật,..
▪️ Hướng dẫn kiểm tra kĩ thuật, cứu hộ trực tiếp trên thang máy.
Trách nhiệm người quản lí thang máy
▪️ Xác định rõ tên của người chịu trách nhiệm chính, người thay thế để trực và giải quyết các sự cố bất thường xảy ra trong quá trình vận hành thang máy.
▪️ Quản lí hồ sơ kĩ thuật của thang máy.
▪️ Quy định vị trí để chìa khóa, dụng cụ cứu hộ
▪️ Quy định người chịu trách nhiệm liên hệ với các cơ quan chức năng như phòng cháy chữa cháy, đơn vị sửa chưa, bảo trì..
▪️ Biên soạn quy trình vận hành thang máy và xử lí sự cố
▪️ Tổ chức đào tạo chuyên môn cho người vận hành thang máy về nghiệp vụ kĩ thuật và an toàn vệ sinh lao động.
▪️ Lập kế hoạch kiểm tra, bảo trì để duy trì tình trạng kĩ thuật tốt nhất đảm bảo thang máy hoạt động an toàn và hiệu quả
▪️ Quản lí sử dụng an toàn thang máy phải đảm bảo những yêu cầu quy định tại quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 02:2011/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thang máy do bộ lao động Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:
Mỗi thang máy phải có nội quy sử dụng riêng
Người chịu trách nhiệm quản lí kĩ thuật và quản lí vận hành thang máy phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhận: được huấn luyện an toàn lần đầu trước khi giao việc, huấn luyện an toàn định kì hằng năm và được cấp thẻ an toàn theo quy định; hiểu được tính năng kĩ thuật của thang máy mà mình phụ trách; biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật an toàn liên quan đến thang máy; biết cách khắc phục các sự cố khẩn cấp theo hướng dẫn của đơn vị lắp đặt.
Những yêu cầu an toàn khi sử dụng thang máy
🔹 Chỉ sử dụng thang máy có tình trạng kĩ thuật tốt, đã được kiểm định kĩ thuật an toàn và đã đăng kí sử dụng với cơ quan quản lí có thẩm quyền.
🔹 Trường hợp mất điện hoặc đang sửa chữa phải treo biển thông báo tạm ngừng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu dao điện vào thang máy.
🔹 Mỗi thang máy phải có sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa định kì, thay thế các bộ phận đủ nội dung hạng mục công việc theo quy định của nhà chế tạo.
🔹 Phải có các biện pháp cụ thể ngăn cản có hiệu quả những người không có trách nhiệm tự ý vào các vị trí sau: buồng máy, hố thang, đứng trên nóc ca bin, dùng chìa khóa mở các cửa tầng, cửa thông, cửa quan sát, cửa buồng máy; tủ cầu dao cấp điện, hộp cầu chì.
🔹 Chìa khóa các vị trí nói trên do người chịu trách nhiệm quản lí về sự hoạt động an toàn của thang máy giữa chìa thứ hai được bàn giao luân phiên cho người trực vận hành.
🔹 Khi vận chuyển loại hàng có khả năng gây cháy, dễ kích nổ hoặc độc hại phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt. cấm vận chuyển các loại hàng này cùng với người.