Trong ISO 9001 về chất lượng có quy định đo lường, kiểm định, hiệu chuẩn định kì
Trong ISO 14001 yêu cầu đo lường quan trắc môi trường
Trong ISO 45001 yêu cầu đánh giá rủi ro và đo lường kiểm định thiết bị định kỳ
Vậy các nhà máy thiết lập quy trình quản lý, theo dõi các thiết bị như thế nào?
Các việc cần làm để quản lý thiết bị sẽ được liệt ra trong danh sách sau:
Contents
Lập danh sách các thiết bị, dụng cụ đo lường cần kiểm định
Định kỳ theo tần suất kiểm định của từn loại thiết bị, bộ phận QC và các phòng, khoa sử dụng các thiết bị đo lường phải kiểm tra, đánh giá và lập danh mục những thiết bị, dụng cụ đo lường cần kiểm định theo biểu mẫu có sẵn, bao gồm những thông tin sau:
– Nhận biết hạng mục thiết bị và phần mềm của thiết bị đó
– Tên nhà sản xuất, số seri
– Kiểm tra thiết bị phù hợp với quy định kỹ thuật
– Hướng dẫn của nhà sản xuất
– Kế hoạch bảo trì nếu thích hợp
Kiểm tra thiết bị
– Thiết bị và phần mềm của thiết bị được sử dụng để thử nghiệm, hiệu chuẩn và lấy mẫu phải có khả năng đạt được độ chính xác cần thiết và phù hợp với quy định kỹ thuật liên quan đến thử nghiệm.
– Chỉ những người được phép mới có quyền sử dụng thiết bị, phòng thí nghiệm phải luôn có sẵn những hướng dẫn về việc sử dụng và bảo trì trang thiết bị cho nhân viên thích hợp sử dụng.
Bảo quản, bảo trì thiết bị
– PTN phải có các thủ tục về bảo quản, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng an toàn và bảo trì theo kế hoạch thiết bị đó để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, ngăn ngừa sự nhiễm bẩn, tránh xuống cấp.
– Nếu biết thiết bị quá tải, sử dụng sai hoặc cho những kết quả đáng ngờ… thì không được phép sử dụng.
– Thiết bị phải được để riêng hoặc dán nhãn rõ ràng hoặc đánh dấu để tránh việc sử dụng gây mất an toàn, không chính xác cho đến khi được sửa chữa.
Sửa chữa và bảo trì thiết bị hư hỏng, hiệu chuẩn
– Người quản lý thiết bị phải báo cáo với phòng thí nghiệm để có biện pháp sửa chữa kịp thời thiết bị không an toàn.
– Việc sửa chữa phải do nhà cung cấp thiết bị phụ trách.
– Sau khi thiết bị được sửa chữa phải tiến hành kiểm tra lại các yêu cầu kỹ thuật và hiệu chuẩn lại.
– Nếu thiết bị quá tải, sử dụng sai hoặc cho kết quả nghi ngờ thì không được phép sử dụng.
– Thiết bị phải được để riêng hoặc dán nhãn rõ ràng hoặc đánh dấu lại để tránh việc sử dụng gây mất an toàn cho đến khi được sửa chữa.
Báo cáo và lưu trữ hồ sơ
– Cán bộ quản lý thiết bị định kỳ lập báo cáo tình trạng thiết bị theo quy định.
– Thực hiện lưu hồ sơ theo thủ tục quy trình lưu hồ sơ.